Ông Võ Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, tại vùng Đông của huyện đang thực hiện 11 dự án. Trong đó, có 8 khu TĐC với tổng diện tích 410ha và 3 khu nghĩa trang có diện tích 136,3ha.
Cụ thể, khu TĐC trung tâm xã Bình Dương (22,6ha) đã phê duyệt quy hoạch, giải phóng mặt bằng. Khu TĐC ven biển Bình Dương (227,2ha) đã phê duyệt quy hoạch. Khu TĐC ven biển Bình Minh (30ha) đã giải phóng mặt bằng 10ha. Khu TĐC Bắc Bình Minh (17ha) đang lập quy hoạch...
Ông Lê Trí Thanh (ở giữa) nghe huyện Thăng Bình báo cáo việc thực hiện các khu TĐC |
Đối với 3 khu nghĩa trang Đông Thăng Bình (30ha), Nam Thăng Bình (40ha) và Vùng Đông Quảng (66,3ha) đang thực hiện giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên theo ông Hùng, việc triển khai 11 dự án trên gặp nhiều khó khăn như: vướng giá đất đền bù, người dân không đồng ý nhận tiền đền bù, có trường hợp đã đồng ý nhận tiền đền bù nhưng sau đó vẫn tái chiếm lại đất… Đối với các khu nghĩa trang thì đang thiếu vốn đầu tư.
Sau khi nghe báo cáo, ông Lê Trí Thanh yêu cầu, UBND huyện Thăng Bình và các Sở, ban ngành tập trung cho công tác sắp xếp dân cư, tái định cư.
Ông Thanh đồng ý giao cho huyện Thăng Bình làm chủ đầu tư các khu TĐC để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, sắp xếp bố trí dân cư và tái định cư, đảm bảo an sinh lâu dài cho người dân…
![]() |
Khu vực thực hiện khu TĐC Bình Dương với diện tích 227,2 ha |
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam lưu ý huyện Thăng Bình nên xây dựng khu dân cư, trong đó có một phần diện tích là TĐC, một phần diện tích dự phòng cho nhà ở xã hội, phục vụ cho các đối tượng dân cư cơ học sau này như người lao động, công nhân làm việc ở các dự án vùng đông Thăng Bình…
Đối với một số kiến nghị riêng biệt ở từng dự án khu TĐC, ông Thanh giao nhiệm vụ cho địa phương phối hợp với các sở, ban ngành nghiên cứu, tham mưu để UBND tỉnh có chỉ đạo giải quyết cụ thể, đẩy nhanh thực hiện các dự án.
“Tỉnh sẽ hỗ trợ có mục tiêu cho huyện để thực hiện nhanh việc sắp xếp, bố trí dân cư khu vực này để phát triển các dự án đầu tư. Địa phương, các sở, ban, ngành phải sử dụng nhiều nguồn vốn hợp pháp để xây dựng hạ tầng các khu dân cư này, đúng quy định, mức độ để đảm bảo giá hợp lý nhất phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu.
Đầu tư các khu dân cứ có thể thu hồi vốn nhưng đối với các nghĩa trang, phải đầu tư công 100%, không tính đến việc thu hồi vốn”, ông Thanh chỉ đạo.
Lê Bằng
UBND phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa đã lấy đất của hộ dân để làm đường nông thôn từ năm 2005, đến nay vẫn chưa cấp đất tái định cư, dẫn đến việc hộ này bức xúc xây tường rào chắn cả đường đi của xã.
" alt=""/>Quảng Nam tìm cách gỡ khó cho các khu tái định cưHai nguồn tin an ninh khu vực thêm rằng các đơn vị IDF đang hiện diện cách thủ đô Damascus của Syria khoảng 25 km về phía tây nam.
Tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đang kiểm soát Damascus chưa lên tiếng về thông tin, trong khi giới chức Israel từ chối bình luận.
IDF ngày 8/12 điều các đơn vị tới vùng đệm trên Cao nguyên Golan do lo ngại "các tay súng Syria xâm nhập khu vực do Liên Hợp Quốc quản lý". IDF sau đó khẳng định chỉ hoạt động trong vùng đệm và không tiến ra ngoài.
Chi phí thuê nhà quá lớn trong mùa đại dịch, chiếm khoảng 3/4 khoản vay duy trì đã khiến giới sinh viên nổi lên những cuộc biểu tình lớn nhất trong 40 năm vừa qua.
Cụ thể, nghiên cứu của Liên minh Sinh viên quốc gia cho thấy, trung bình tiền thuê chỗ ở chiếm khoảng 73% khoản vay của sinh viên năm 2018, tăng từ 58% trong năm 2012. Các trường đại học cũng đã kiếm về 1,9 tỷ bảng Anh từ hoạt động này, bao gồm cả tiền cho thuê hội trường.
Việc đóng cửa các trường học cũng đã gây ra ảnh hưởng lớn tới học sinh, sinh viên thế giới.
Hồi giữa tháng 2, đã có khoảng 92 sinh viên tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi giữ lại 50% tiền học phí chưa thanh toán để phản đối việc đóng một khoản tiền quá lớn cho việc thuê nhà ở. Cùng với đó là sự tham gia của hơn 1.000 sinh viên khác - những người đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu giảm học phí.
Ben McGowan, sinh viên Đại học Manchester cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ lại khoản tiền này, và chúng tôi cũng đang giúp đỡ những sinh viên trường khác cùng phản đối khoản tiền ấy. Mọi sinh viên đều đáng được giảm tiền thuê nhà trong giai đoạn này”.
Các cuộc biểu tình đã buộc một số trường đại học, ký túc xá tư nhân và các chủ nhà phải giảm mức tiền thuê nhà xuống cho sinh viên, nhưng cũng có một số cương quyết từ chối.
Có khoảng 1/3 sinh viên đã được giảm giá trung bình 75 bảng Anh, tuy nhiên một số người vẫn cảm thấy chưa hài lòng với sự thay đổi này.
Trong khi đó, Đại học Bristol đã giảm giá 30% tiền thuê nhà trong vòng 7 tuần, đồng thời sẵn sàng thanh lý hợp đồng trước hạn cho những sinh viên bị ảnh hưởng về sức khoẻ do Covid-19 gây ra .
Chính phủ Anh cũng đã chi thêm 70 triệu bảng cho các trường đại học để hỗ trợ những sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính trước hậu quả của đại dịch.
Hiện tại, sinh viên tại các trường ở Anh vẫn đang phải học trực tuyến. Kế hoạch đi học trở lại của các trường dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường đại học cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng sinh viên sẽ phải tiếp tục học trực tuyến cho đến khi kết thúc năm học.
Thời Vũ(Theo The Guardian)
Gần 250.000 sinh viên Anh cùng ký đơn kêu gọi các trường đại học, cao đẳng hoàn trả học phí trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 vì học trực tuyến không hiệu quả.
" alt=""/>Đại học Anh vẫn thu hơn 1 tỷ bảng tiền kí túc xá dù đóng cửa